Giống như hàm alert với việc nhận vào một tham số đặt bên trong cặp ấu (), ta có thể dễ đàng và linh hoạt thay đổi nội dung xuất hiện bên trong hộp thoại.
Quay lại ví dụ về hàm viết 1000 câu I Love You. Hãy đặt ra trường hợp tương tự như ở ví dụ trước, bạn muốn in ra nhiều dòng chữ I Love You, nhưng số lượng không đều nhau (ví dụ: lần đầu bạn in 100 câu, lần hai in 390 câu, lần 3 in 5 câu chẵn hạn). Dĩ nhiên đoạn code củ của bạn:
Mã nguồn:[Chọn]
function say_Iloveyou()
{
for(i=0;i<1001;i++)
{
document.write(" <b><font color=\"#FF00FF\">I LOVE YOU</font></b><BR />");
}
} sẽ không thể nào tuỳ chỉnh như ý muốn của bạn và công việc của chúng ta sẽ không còn tối ưu nữa.Thật may, có một cách để cho các hàm của bạn linh động hơn với việc dùng những tham số. Hãy nhìn vào ví dụ:
Mã nguồn:[Chọn]
function say_Iloveyou(num)
{
for(i=0;i<num;i++)
{
document.write(" <b><font color=\"#FF00FF\">I LOVE YOU</font></b><BR />");
}
}
Hãy chú ý dòng đầu tiên, cái bạn cần nhìn là từ đặt trong cặp dấu (), từ đó là một biến lưu giữ giá trị mà bạn cần dùng trong hàm.Sau đó hãy để mắt nhìn qua dòng bắt đầu vòng lặp (hàng thứ3), bạn có nhận thấy điều gì khác với đoạn code củ của chúng ta chứ. D(ó chính là thay vì con số 1001 mình thay bằng từ num là từ nằm trong cặp dấu ngoặc kép trên phần khai báo tên hàm. Điều đó có nghĩa là gì!? Mã nguồn:[Chọn]
for(i=0;i<1001;i++)
Nếu bạn đã xem qua kĩ phần vòng lặp, bạn sẽ hiểu ý nghĩa của cả phần này , ta hãy chú ý tới đoạn in đậm nhé: for(i=0;i<1001;i++), phần in đậm chính là phần điều kiện (như ta đã biết) điều kiện ở đâu là i<1001, khi mình thay giá trự 1001 vào bằng biến num, thì điều kiện sẽ là cho tới khi nào còn bé hơn num
Và như vậy, khi gọi hàm ta có thể tuỳ chỉnh có bao nhiêu câu xuất hiện với một con số đặt trong dấu ngoac, tương ứng với biến num.
Copy hết ví dụ này, xem kĩ, rồi chạy thử nhé!
Mã nguồn:[Chọn]
<html>
<head>
<meta http-equiv="Content-Type"content="text/html; charset=utf-8">
<title>Javascript Funtion</title>
</head>
<body>
<script language="javascript">
function say_Iloveyou(num)
{
for(i=0;i<num;i++)
{
document.write(" <b><font color=\"#FF00FF\">I LOVE YOU</font></b><br />");
}
}
</script>
Nói 9 lần I Love You<br />
<script language="javascript">
say_Iloveyou(9);
</script>
Nói 99 lần I Love You<br />
<script language="javascript">
say_Iloveyou(99);
</script>
Nói 999 lần I Love You<br />
<script language="javascript">
say_Iloveyou(999);
</script>
</body>
</html>
Đưa nhiều tham số vào hàm
Giống như hàm prompt nhận vào tới hai tham số, ta tất nhiên có thể đưa vào thêm các tham số trong hàm để hàm trở nên linh động hơn.
Tất cả hàm trên của chúng ta đều in ra câu I Love You, với định dãng in dậm và màu hồng, ta có thể thêm tham số vào để thay đổi định dạng và màu chữa, hoặc là thay đổi luôn cả câu chữ. Mọi việc cần làm là đặt tham số đúng chỗ.
Sau đây là ví dụ thay đỗi luôn cả nội dung câu:
Mã nguồn:[Chọn]
<script language="javascript">
function say_Iloveyou(num,cau)
{
for(i=0;i<num;i++)
{
document.write(cau);
}
}
</script>
Chỉ cần thêm một tham số cau vào, tham số này cụng lưu trữ một giá trị mà bạn cần làm việc, nếu mình muốn in ra bảy lần câu"Anh ghét em" chẳng hạn, thì mình sẽ gọi hàm như thế này: Mã nguồn:[Chọn]
say_Iloveyou(7,"anh ghét em <br />");
Chú ý là nếu giá trị gán vào cho tham số là chuỗi thì nó cần đặt trong cặp dấu nháy ""
Trên đây chỉ là những hàm đơn giản nhất, với những code đơn giản nhất, chỉ với những kiến thức thông thường như thế này thôi, nhưng với bộ óc con người, chúng ta sẽ phát triễn nó lên một tầm cao mới.