watch sexy videos at nza-vids!
Bệnh: Chung sống hòa bình với hen suyễn -(25)
Mùa đông, cảnh vật u ám, tiết trời lạnh lẽo là nguyên nhân làm cho nhiều bệnh phát sinh hay nặng thêm. Trong đó, bệnh lý đường hô hấp là thường gặp nhất, đặc biệt là hen suyên (HS).

Như chúng ta đã biết, cho đến nay y học của cả thế giới chưa thể loại trừ được HS mà chỉ có thể kiểm soát được nó. Để có thể “chung sống hòa bình với HS”, ngoài việc điều trị dự phòng đầy đủ, người bệnh cần biết những dấu hiệu “báo trước” để tránh phải vào bệnh viện cấp cứu vì cơn HS cấp tính. Cơn HS cấp tính hiếm khi nào xảy ra mà không có “báo trước”.

Người bị HS lâu năm thường có nhiều kinh nghiệm để “dự đoán” cơn HS cấp. Tuy nhiên, không phải các dấu hiệu báo trước luôn giống nhau mà có thể thay đổi. Người mới bị HS sẽ ít có kinh nghiệm về vấn đề này. Do vậy, hiểu biết đầy đủ về các dấu hiệu báo trước này sẽ giúp ích cho người bệnh rất nhiều.

Trẻ bị hen suyễn thở khí dung.
Các dấu hiệu cảnh báo sớm cơn HS cấp tính

- Dị ứng hay nhiễm virus đường hô hấp là các tác nhân kích hoạt một cơn HS cấp tính. Các dấu hiệu do dị ứng hay nhiễm virus đường hô hấp là: chảy nước mũi, chảy nước mắt hay đỏ, ngứa mắt, nhức đầu, ngứa ngáy châm chích ở cằm. Các dấu hiệu này thường là cảnh báo cơn HS cấp.

- Khó ngủ, cảm giác mệt mỏi.

- Xuất hiện quầng thâm mi mắt dưới và không thể tập thể dục như thường lệ.

Trước khi cơn HS xuất hiện, người bệnh thường thấy buồn rầu, ủ rũ. Ho dai dẳng

Ho là dấu hiệu của nhiều bệnh. Nhưng ho dai dẳng ở người bị HS thường là dấu hiệu nặng. Ho này thường là xảy ra vào ban đêm làm người bệnh không thể ngủ được. Đôi khi ho dai dẳng cũng có thể xảy ra vào ban ngày. Ho thường là ho khan, nhưng thỉnh thoảng có thể ho có đàm.

Cần tránh tối đa việc dùng thuốc ho trong lúc này. Thuốc ho chẳng những không giúp gì cho người bệnh mà còn làm cho cơn HS nặng hơn.

Các thay đổi về chức năng phổi

Đo lưu lượng đỉnh ký có thể cảnh báo cơn HS cấp. Dĩ nhiên, cần biết lưu lượng đỉnh của mình lúc bình thường. Điều này cũng khó ở bệnh nhân Việt Nam, vì đa số người bệnh không thực hiện đo lưu lượng đỉnh lúc bình thường.

- Nếu lưu lượng đỉnh chỉ từ 50 - 80% so với lưu lượng đỉnh tốt nhất lúc bình thường, rất có thể cơn HS cấp đã bắt đầu.

- Nếu lưu lượng đỉnh dưới 50% so với lưu lượng đỉnh tốt nhất lúc bình thường, cần đưa bệnh nhân vào bệnh viện khẩn cấp.

Khó thở

Khi xảy ra cơn HS cấp tính, cơ trơn bao quanh phế quản và niêm mạc phế quản bị sưng phồng lên làm cho tình trạng thở trở nên khó khăn hơn nhiều.

Ngoài 2 yếu tố này, một số tình trạng khác sẽ làm cho tình trạng thở trở nên khó khăn hơn nữa:

- Sự tăng tiết đàm nhớt quá mức trong phế quản có thể làm cho phế quản bị bít tắc và vì vậy sự lưu thông của khí trong phổi sẽ trở nên khó khăn.

- Khí bị ứ lại trong phổi càng làm nặng thêm tình trạng khó thở.

Cần lưu ý rằng, trước khi xảy ra khó thở, người bệnh có thể thấy dấu hiệu khò khè, nặng ngực. Khò khè là tiếng mà đôi khi chính người bệnh nghe thấy. Nó giống như tiếng mèo rên và còn gọi là tiếng “cò cữ”. Nặng ngực là cảm giác như lồng ngực bị bóp chặt hoặc đôi khi là cảm giác đau ngực. Khi thấy khò khè hay nặng ngực, người bệnh cần dùng những thuốc xịt “cắt cơn” có sẵn (Ventolin, Bricanyl, Symbicort…) trước khi đi khám bác sĩ sẽ giúp ngăn chặn cơn HS cấp tính.

Thay đổi tư thế

Khi bị khó thở, người bệnh có xu hướng cố gắng làm sao cho thở được. Tư thế người bị HS thường sử dụng trong hoàn cảnh này là cúi người ra phía trước với hai vai hạ thấp. Tư thế này sẽ được “giữ lại” nhiều hơn khi người bệnh khó thở nhiều hơn.

Các thay đổi khác

Khi cơ thể không được cung cấp oxygen đầy đủ, một loạt các thay đổi có thể xảy ra là:

- Chán ăn.

- Mệt mỏi.

- Giảm các hoạt động, thậm chí nói chuyện một cách khó khăn, thường được gọi là nói “thều thào”.

- Không có khả năng thở ra hay hít vào.

- Thở ngắn.

- Lo lắng hoặc kích động.

- Ho liên tục không dừng.

- Mặt tái nhợt, vã mồ hôi.

Tóm lại, người bị HS khi gặp phải các dấu hiệu này phải cố gắng làm sao “thoát ra” cho nhanh để có thể “chung sống hòa bình” với HS.

BS. NGUYỄN HOÀNG QUÂN